Phạm Tuân là ai? Sự nghiệp Phi hành gia Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ
Phạm Tuân là ai? Tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp Anh hùng, Phi hành gia, Trung tướng không quân Nhân dân Việt Nam.
Anh hùng Phạm Tuân người được nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu anh hùng, phi công đầu tiên trên thế giới bắn hạ B52 từ trên không và trở về an toàn và ông còn là Phi hành gia đầu tiên của Châu Á bay lên vũ trụ. Ông là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc chiến đấu của chúng ta chống lại giặc ngoại xâm trong thế kỷ 20
Hãy cùng gamehow tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp cùng những thông tin bên lề liên quan đến anh hùng Phạm Tuân.
Thông tin tóm tắt đầy đủ về Phi hành gia Phạm Tuân:
Tên đầy đủ | Phạm Tuân |
Sinh năm | 14/2/1947 |
Tuổi | 76 tuổi (Tính đến năm 2023) |
Quê quán | Xã Quốc Tuấn, Huyện Thái Xương, Tỉnh Thái Bình |
Sinh sống | Thủ đô Hà Nội, Việt Nam |
Nghề nghiệp | Phi công, Phi hành gia, Tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam |
Tốt nghiệp | Trường phi công quân sự ở Liên Xô |
Tiểu sử của Trung Tướng Phạm Tuân
Tiểu sử của Trung tướng Phạm Tuân
Phạm tuân là ai?
Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại quê lúa Thái Bình, ông là Phi công, Phi hành gia và Tướng lĩnh của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là phi hành gia đầu tiên của Châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô.
Trung tướng Phạm Tuân không chỉ là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam bay vào vũ trụ, mà còn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm trong thế kỷ 20.
Ông là trung tướng không quân của Việt Nam, 3 lần được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động Việt Nam, Anh hùng Liên Xô.
Quê của Phạm Tuân ở đâu?
Ông quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Thái Xương, tỉnh Thái Bình nhưng ông chủ yếu sinh sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội.
Đời tư của Phạm Tuân
Vợ chồng Trung Tướng Phạm Tuân
Gia đình của ông gồm có vợ ông Thượng tá bác sĩ quân y Trần Phương Tiến đã nghĩ hưu. Hai người kết hôn với nhau năm 1976 và có với nhau hai người con Phạm Hằng Thu và Phạm Anh Tuấn.
Sự nghiệp của Phạm Tuân - Phi hành gia Châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ
Tham gia nhập ngũ và học để trở thành phi công lái máy bay
Phạm Tuân học lái máy bay ở Liên Xô
Ngày 2/9/1965 Phạm Tuân đăng ký đi bộ đội để phục vụ trong quân ngũ và được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân Dân Việt Nam nhưng lại không được chọn vì yếu tố sức khỏe. Sau đó ông được cử sang Liên Xô để học thợ máy ở thành phố Krasnodar.
Trong quá trình học tập để trở thành thợ máy, ông đã không ngừng rèn luyện, chăm sóc bản thân để hoàn thiện sức khỏe để thực hiện ước mơ chinh phục bầu trời.
Năm 1966 khi mà tổ chức cần cử thêm người để đi học lái máy bay ở Liên Xô, với sức khỏe đã được cải thiện ông đã được các bác sĩ ở Liên Xô chứng thực rằng đủ điều kiện sức khỏe để tham gia học tập lái máy bay. Khi đó ông đã được tổ chức tuyển chọn để đi học phi công lái máy bay ở Liên Xô.
Năm 1967 ông tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của đơn vị Đại đội 5, Trung Đoàn 921 Sao Đỏ. Có nhiệm vụ tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Bắn rơi máy bay B52 của địch trong chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Phi công Phạm Tuân trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
Năm 1972 với những thành tích xuất xắc khi làm nhiệm vụ của người lính không quân, ông là một trong số 12 phi công được chọn để lái tiêm kích bay đêm để bắn hạ máy bay B52 của địch.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm năm 1972, vào đêm 27/12 ông đã bắn rơi một máy bay B52 của Mỹ, ông đã phóng hai tên lữa vào mục tiêu và không để lại tên lữa dự phòng. Sau chiến công này vào ngày hôm sau ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lời khen vì thành tích chiến đấu xuất sắc.
Ngày 3/9/1972 Thượng úy, biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371 Phạm Tuân được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Phi hành gia đầu tiên của Châu Á bay vào vũ trụ
Phi hành gia Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko
Với thành tích trong chiến đấu Thượng úy Phạm Tuân đã được cử đi học tại Học viện Không Quân Gagarin vào năm 1977, trong chương trình hợp tác vũ trụ Interkosmos của Liên Xô với các nước XHCN nhằm giao lưu tình hữu nghị. Việt Nam đã cử 3 phi công sang Liên Xô để tập luyện và tuyển chọn đó là phi công Nguyễn Văn Cốc, Phạm Tuân và Bùi Thanh Liêm. Với thể lực khỏe mạnh và chịu đựng được giới hạn khắc nghiệt nên ông đã đứng đầu danh sách và được tuyển chọn bay vào không gian vũ trụ với nhà du hành vũ trụ Xô Viết.
Ngày 23/ 7/1980 ông cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko, được phóng lên không gian bằng tàu vũ trụ Soyuz 37 từ sân bay Baikonur thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan và trở về trái đất ngày 31/7 trên con tàu vũ trụ Soyuz 36. Trong thời gian ở trên quỹ đạo ông đã tiến hành các thí nghiệm khoa học và chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo trái đất, ông đã bay 142 vòng quỹ đạo xung quanh trái đất với thời gian 7 ngày, 20 giờ và 42 phút.
Sau khi trở về trái đất ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam và Huân chương Hồ Chí Minh. Và cũng trong năm 1980, ông đã vinh dự khi được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin. Trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu cao quý của nước bạn.
Năm 1982 Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin của Liên Xô.
Những chức vụ mà Anh hùng Phạm Tuân từng nắm giữ:
- Năm 1989 đến năm 1996, ông giữ chức Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Không quân.
- Năm 1996 đến năm 2000, ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
- Năm 2000, ông mang quân hàm Trung tướng Không quân Nhân dân Việt Nam và giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Năm 2002, ông giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội viết tắt là MB và đến năm 2008 ông nghĩ hưu theo quyết định của chính phủ.
Những lần Phạm Tuân được nhà nước vinh danh:
- Năm 1972 ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
- Năm 1980 ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam và Huân chương Hồ Chí Minh.
- Năm 1980 ông đã vinh dự khi được Liên Xô trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.
- Giải thưởng Pyotr Đại đế
- Huy hiệu bác Hồ
- Huân chương Chiến công hạng Nhất
Một số hình ảnh đẹp nhất của phi hành gia Phạm Tuân
Sau đây là những hình ảnh đẹp nhất của anh hùng Phạm Tuân.
Ảnh phi hành gia Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko tại cuộc họp báo
Ảnh phi hành gia Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Viktor Gorbatko đẹp nhất
Ảnh phi hành gia Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko
Phi công Phạm Tuân tham gia chuyến bay vào vũ trụ năm 1980
Ảnh Trung Tướng Phạm Tuân
Câu hỏi thường gặp liên quan đến Trung tướng Phạm Tuân
Phạm Tuân quê ở đâu?
Ông quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Thái Xương, tỉnh Thái Bình.
Hiện nay phi hành gia Phạm Tuân đang sống ở đâu?
Ông và gia đình hiện đang sinh sống ở Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Anh hùng Phạm Tuân sinh năm bao nhiêu?
Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947, tính đến năm 2023 ông đã được 76 tuổi.
Vợ anh hùng Phạm Tuân là ai?
Vợ ông Thượng tá bác sĩ quân y Trần Phương Tiến.
Con trai anh hùng Phạm Tuân tên là gì?
Con trai của ông tên là Phạm Anh Tuấn.
Anh hùng Phạm Tuân bắn rơi B52 của Mỹ tại chiến dịch nào?
Vào đêm 27/12/1972, ông đã bắn hạ B52 của địch trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
Phạm Tuân được phóng lên không gian bằng con tàu vũ trụ gì?
Ngày 23/7/1980 Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Xô Viết Viktor Gorbatko, được phóng lên không gian bằng tàu vũ trụ Soyuz 37 từ sân bay Baikonur thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan.
Phi hành gia Phạm Tuân đã sống trong không gian vũ trụ bao lâu?
Ông đã sống trong không gian vũ trụ với thời gian 7 ngày, 20 giờ và 42 phút.
Phi hành gia Phạm Tuân đã bay bao nhiêu vòng quanh trái đất?
Ông đã bay 142 vòng quỹ đạo xung quanh trái đất.
Anh hùng Phạm Tuân mang quân hàm gì?
Ông mang quân hàm Trung Tướng Không quân Nhân dân Việt Nam và từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng.
Phạm Tuân nghĩ hưu năm nào?
Ông nghĩ hưu 1/1/2008 với quân hàm Trung Tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thuộc Bộ Quốc Phòng.
Phạm Tuân được nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu gì?
Ông được nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động Việt Nam, Anh hùng Liên Xô.
Phạm Tuân xếp hạng nổi tiếng thứ bao nhiêu trên thế giới?
Ông xếp hạng nổi tiếng thứ 81966 trên thế giới và thứ 286 trong danh sách Phi hành gia nổi tiếng.
Bài viết trên đây đã tổng hợp đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp cùng những thông tin liên quan đến phi hành gia Phạm Tuân. Hãy cùng gamehow.net tìm hiểu tất cả những thông tin thú vị liên quan đến vị anh hùng này.